Cốp pha (ván khuôn) tổ hợp gỗ (tre) khung thép do tấm cốp pha, hệ thống thanh chống, thanh kéo và các phụ kiện lắp ghép lại. Căn cứ vào loại hình có thể phân chia làm loại hình tiêu chuẩn và loại hình phi tiêu chuẩn:
– Cốp pha tiêu chuẩn dùng cho các vị trí và bộ phận thi công có kích thước hình học tương đối đơn giản;
– Loại phi tiêu chuẩn dùng trong thi công các bộ phận và nơi có kích thước hình học tương đối phức tạp.
Ngoài ra đặc điểm chung của cốp pha tổ hợp thép gỗ ra, loại cốp pha này có thể tháo dỡ được sớm do hệ thống thanh chống bằng thép luồn kiểu độc lập. Do đó nâng cao được số lần luân chuyển cốp pha, giảm lượng cốp pha huy động. Căn cứ thống kê lượng cốp pha đem dùng so với phương pháp cốp pha thép tổ hợp thông thường giảm đi 2/3
a) Thành phần cốp pha
1) Tấm cốp pha
– Cốp pha mặt bằng gồm khung thép và tấm mặt.
Khung thép được cán bằng thép man-gan cường độ cao và hàn lại. Khung thép cao 63m. Trong khung được khảm lắp tấm gỗ dán, hoặc tre dán, hai mặt đều được xử lí bịt kín, cả hai mặt đều trơn và sử dụng như nhau.
tấm cốp pha cột có hai cỡ: 300 và 600mm, chiều dai có năm cỡ: 900, 1200, 1500, 1800, 2400mm. Trọng lượng trung bình thường khoảng 20kg, một người có thể mang vác được.
– Cốp pha góc , thép góc và thanh thép biên:
+ Tấm cốp pha góc trong: Dùng cho góc tường có cấu kiện thép bề mặt trong rộng 150x150mm, có thể lắp ghép với các tấm cốp pha hoặc các linh kiện hỗ trợ khác, có bốn loại độ dài 12000, 15000, 18000, 24000mm.
+ Tấm cốp pha góc ngoài: Dùng cho góc tường có khoang thép bề mặt rộng 150x150mm, có thể lắp ráp với các cốp pha hoặc các thanh hỗ trợ khác, có cỡ chiều dài 1200 và 1800mm
+ Thép góc ngoài: Có thể lắp ghép với tấm cốp pha và linh kiện bổ trợ khác, chiều dài có 4 loại 1200, 1500, 1800, 2400mm.
+ Thanh thép biên: từ khung biên của cốp pha, có thể lắp ráp với tấm gỗ dán 12mm, tạo thành tấm cốp pha kích thước phi tiêu chuẩn, chiều dài có 5 cỡ 900, 1200, 150, 1800, 2400
2) Hệ thanh chống:
Hệ thanh chống gồm bulong chân đế, cột chống, đầu cột, giàn mắt cáo thanh chống ngang, thanh chống xiên lắp ghép lại.
![]() |
Nguyên lý chống và tháo dỡ cốp pha a)Chống dựng khung sắt; b) lắp đặt tấm lát mặt; c) Tháo dỡ tấm lát mặt; d) Tháo dỡ đòn tay |
– Tấm đầu cột: là một thiết bị dựng tháp cốp pha có thể điều chỉnh bằng bulong trên đầu cột chống. Tấm chống trên dưới và bản đỡ đều làm bằng thép, cột đứng bằng thép vuông, chêm bằng thép đúc. Đầu cột có thể điều tiết độ cao trong phạm vi 600mm. Sức chịu tải của tấm đầu cột là 40kN.
Dùng tấm đầu cột có thể tạo điều kiện cho việc tháo dỡ cốp pha được sớm. Tức là, trong điều kiện nhiệt độ bình thường, sau khi đổ betong sàn nhà được 3-4 ngày xong (betong đạt được 50% cường độ thiết kế). Trước tiên dỡ được cốp pha, nhưng cột vẫn giữ nguyên cho đến khi betong đạt được cường độ đủ điều kiện chống đỡ được cả nhịp với tải trọng bản thân và tải trọng thi công mới thôi.
– Liên kết mối nối các thanh chống: Dùng linh kiện ối đầu bằng thép đúc có dây thép đeo vào thanh chống. Thanh chống nằm ngang dùng kiểu kẹp vào nhau, sau khi đã kẹp vào nhau xong dùng bulong vuông xiết chặt, thanh chống xiên dùng cách lắp chặt có thể trong bất kì góc độ nào cũng lắp cố định được hai thanh chống xiên thẳng góc với nhau, tạo thành cấu kiện bất biến hình.
3)Hệ thống các thanh kéo
Thanh kéo là một loại công cụ định vị cốp pha thanh tường, gồm: thanh kéo, bulong ren, lá chắn tấm cốp pha, mũ tai hồng lắp ghép lại.
![]() |
Liên kết thanh kéo 1) Thanh kéo; 2) Bulong ren; 3) Lá chắn tấm cốp pha; 4) ốc tai hồng |
Chiều dài thanh kéo = bề mặt dày tường – (2 ô chiều dài nối đầu)
Trong đó: chiều dài nối đầu là 25mm.
4) Phụ kiện
Đối với vị trí và bộ phận phi tiêu chuẩn hoặc ở nơi góc cạnh không hợp với số chẵn cốp pha, có thể dùng dầm mút thừa hoặc tấm chế tạo riêng.
– Dầm mút thừa: Dùng để đỡ tải và chống đỡ cốp pha đầu mút. Một đầu của dầm có thể chốt trên tấm đầu cột.
![]() |
Chi tiết dầm mút thừa |
Miếng này lắp vào chỗ mối nối hẹp, có thể dùng thanh gỗ (dạng dầm) để lắp nối. Ở chỗ mối nối rộng hơn, có thể dùng thanh gỗ dán và thanh chèn biên để nối ghép hoặc dùng thép lòng máng và thanh chèn (khảm) biên để gia cường cho gỗ dá, cũng có thể dùng thép lòng máng gia cường cho gỗ dán (hoặc tăng bề dày của tấm gỗ dán) mà không dùng thanh chèn (khảm) biên để nối ghép.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét