Cốp pha trượt là loại cốp pha di
động lên cao, nhưng việc di chuyển được tiến hành liên tục trong suốt quá trình
đổ betong. Khác với vá khuôn luân lưu, cốp pha trượt là một bộ cốp pha hoàn
chỉnh dùng để thi công đổ betong các kết cấu thẳng đúng của một công trình. Các
kết cấu nằm ngang như sàn, dầm sẽ được thi công riêng biệt theo các công nghệ
khác.
Trước đây cốp pha trượt chỉ dùng
để thi công betong các công trình đặc biệt như xilo, ống khói nhà máy… Ngày nay
cốp pha trượt được dùng rất rộng rãi để thi công betong toàn khối các công
trình dân dụng. Đặc biệt là xây dựng nhà ở nhiều tầng có chiều cao lớn.
cốp pha trượt
Thiết bị cốp pha trượt gồm ba bộ
phận chủ yếu:
– Các tấm cốp pha trượt trong,
ngoài;
– Hệ thống sàn nâng;
– Hệ thống nâng trượt: khung
kích, tuy kích và kích;
– hệ thống khống chế chính xác
thi công…
Hệ thống cốp pha
a) Cốp pha
Mảng cốp pha trượt có chiều cao
không lớn, thường từ 1.0 – 1.2m cá biệt có thể đến 2m. Cốp pha được ghép bao
quanh bề mặt kết cấu trên toàn bộ mặt cắt ngang của công trình. Cốp pha dựa vào
khuôn vây dọc theo bề mặt betong được kéo trượt lên trên. tác dụng chủ yếu của
cốp pha là chịu áp lực bên của betong, lực xung kích và lực ma sáy khi trượt,
đồng thời, đồng thời làm cho betong thành hình theo yêu cầu mặt cắt của thiết
kế.
Theo vị trí và tác dụng khác
nhau, cốp pha có thể chia ra: cốp pha trong, cốp pha ngoài, cốp pha chặn, cốp
pha chỗ mặt cắt thay đổi…Đề phòng khi đổ bêtông trào ra ngoài, phần trên của
cốp pha ngoài cao hơn cốp pha trong khoảng 100-200mm.
Chiều cao cốp pha khoảng Im, bề
rộng thường từ 200-1000mm. Khi thi cống thân tường có kích thước thay đổi không
nhiều, căn cứ vào điều kiện thi công, ghép bề mặt cốp pha cho lớn hơn, như vậy
sẽ tiết kiệm công lắp ráp và tháo dỡ. Cốp pha có thể dùng tấm thép 2-5mm và
thép góc L30-L50 để chế tạo, cũng có thể dùng cốp pha thép tổ hợp định hình.
b) Khuôn vây
Tác dụng chủ yếu của khuôn vây là
giữ cho cốp pha luôn bảo đảm hình dạng mặt bằng khi lắp ghép và để ghép cốp pha
với giá nâng thành một thể thống nhất. Trong công trình, khuôn vây chịu áp lực
bên của bêtông do cốp pha truyền vào, chịu lực xung kích và tải trọng gió cùng
các tải trọng khác, chịu lực ma sát khi trượt cũng như tải trọng tĩnh và tải
trọng thẳng đứng tác dụng lên sàn thao tác và tất cả truyền vào giá nâng, kích
và thanh chống.
c) Giá nâng
Giá nâng là cấu kiện chủ yếu để
lắp ghép các kích, khuôn vây, cốp pha ghép! thành một thể thống nhất. Tác dụng
chủ yếu của giá nâng là khống chế cốp pha, khuôn vây do áp lực bên của bêtông
và lực xung kích mà phát sinh biến dạng hướng ra| ngoài; đồng thời chịu tải
trọng nói trên truyền cho các kích và hệ thanh chống. Nhờ má) nâng mà giá nâng
kéo khung vây, cốp pha và sàn thao tác nhất loạt trượt lên phía trên cốp pha trượt.
Sơ đồ cấu tạo mặt đứng giá nâng
a) Giá nâng chữ khai; b) Giá nâng khi mặt cắt thay đổi; c) Giá năng chữ môn. 1. Dầm ngang trên; 2. Dầm ngang dưới; 3. Cột đứng; 4. Chốt đỡ khuôn vây; 5. Ống luồn; 6. Giá điều chỉnh; 7. Chốt đỡ dầm nan quạt; 8. Khoảng cách cột đứng.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét