Giải pháp toàn diện về cốp pha cho công trình của bạn
Giá sản xuất cực rẻ với chất lượng đảm bảo
Cung cấp hầu hết các loại cốp pha trên thị trường, chúng tôi sẽ tư vấn giải pháp tốt nhất về cốp pha cho bạn

CỐP PHA THÉP THỦY TINH VÀ CHẤT DẺO

Vỏ cốp pha thép thủy tinh và chất dẻo
Cốp pha vào đầu thập kỷ 1980 của thế kỷ XX, để đáp ứng nhu cầu đổ betong sàn nhà có sườn dày, Viện thiết kế kiến trúc Bộ xây Dựng, Sở Nghiên Cứu công trình kiến trúc thành phố Bắc Kinh và một số đon vị khác đã nghiên cứu và sáng chế ra vỏ cốp pha chất dẻo loại lớn. Năm 1984 đã chính thức dùng để thi công khoảng 10 vạn m2 sàn nhà sườn dày đơn hướng và cùng hướng của thư viện Bắc Kinh. Sau đó lại nghiên cứu thành công và sáng chế thành công loại vỏ cốp pha thép thủy tinh loại lớn dùng cho các công trình: Thư việc Bắc Kinh, Trung tâm tình báo khoa học kỹ thuật Bắc Kinh và Khách sạn Á châu Bắc Kinh và nhiều công trình khác.
Căn cứ hình thức kết cấu của sàn nhà sườn dày, người ta chia làm: Sàn nhà sườn dày đơn hướng và sàn nhà sườn dày cùng hướng.
Vỏ cốp pha dùng để thi công sàn nhà sườn dày đơn hướng được gọi là vỏ cốp pha chữ T, vỏ cốp pha dùng để thi công sàn nhà sườn dày cùng hướng gọi là vỏ cốp pha chữ M. Sau đây giới thiệu vỏ cốp pha chữ M.
 
Hệ cốp pha thép thủy tinh 
1. Loại hình và cấu tạo
a)   Vỏ cốp pha chất dẻo:
Dùng công nghệ gia công đúc chất dẻo thành 1/4 vỏ, sau dùng bulông ghép lại thành một vỏ cốp pha lớn hoàn chỉnh. Hiện nay, quy cách thường dùng nhiều là 120x90x30cm và 120x120x20, sườn chữ thập cao 9cm, sườn dày l,4cm ở bốn phía vỏ cốp pha gia cường thêm sắt góc L36x3 để tiện cho việc liên kết bằng bulông.
b)   Vỏ cốp pha thép thủy tinh:
Loại vỏ này dùng vải sợi thủy tinh trung tính với kiềm làm vật liệu gia cường, nhựa cây polyeste không bão hòa làm vật liệu dính kết, dùng tay phết vào mặt lõm của cốp pha để tạo hình. Thường dùng hình thức cấu tạo sườn cho vỏ mỏng. Hiện nay đã chế tạo loại 120x120x30cm, 150x 150x40cm và 200x200x60cm.
Loại cốp pha này so với loại vỏ cốp pha chất dẻo cùng kích thước có đặc điểm: độ cứng lớn hơn, không cần có thép hình gia cố v.v…
Gia công vỏ cốp pha chỉ cho phép sai số âm.
Hai loại vỏ cốp pha nói trên thích dụng cho kết cấu nhịp lớn, không gian lớn, mạng lưới cột nói chung trên 6m. Với bêtông thường nhịp không nên quá 9m; Với bêtông ứng suất trước nhịp không nên lớn hơn 12m.

2. Hệ thống thanh chống
Hệ thanh chống thông dụng và thích hợp với sàn sườn dày đơn hướng và song phương, tiện lợi cho tháo lắp, có thể dùng mấy loại sau:
a) Hệ thống chống gồm cột chống thép, khung sườn thép, sắt góc lắp ghép lại
Trên cột chống thép phải lắp thêm một mũ cột dùng để cố định phương hướng dầm sườn chính. Dầm sườn chính là loại dầm thép hình chữ nhật dùng thép tấm dày 3mm cán thành mặt cắt hình chữ nhật 75x150mm, kích thước dài bình thường là 2,4m, tối đa  3,6m, hai đầu hở miệng, có thể nối dài. Ở phía trên đầu dầm sườn chính có bố trí một thanh thép góc (L50x5) làm thanh chống vỏ cốp pha, thông qua đinh chốt cố định trên dầm sườn chính. Khoảng cách các đinh chốt là 400mm. Ở chỗ lắp đinh chốt bố trí sẵn một ống thép Q20mm không chỉ tiện lợi cho việc lắp đinh chốt, mà còn có tác dụng đề phòng biến dạng mặt bên của dầm sườn chính.
b) Hệ thống thanh chống gồm:
Cột chống thép, tấm đầu cột, dầm đỡ lắp ghép lại:
Quy cách sử dụng cột chống thép như trên, đỉnh cột nối với tấm đầu cột thành mội thể thống nhất.
Tấm đầu cột là bộ phận được lắp cố định vào đầu cột bằng bulông, dùng để tháo lắp cốp pha. Tấm chống và bàn đỡ đều bằng thép tấm, cột đứng bằng thép vuông, nêm bằng thép đúc.
Dầm đỡ là kết cấu thép hình loại nhẹ, trên đỉnh có gờ nổi rộng 100mm, hai đầu dầm có hai lưỡi gà thò ra để lắp vào tấm đầu cột, cánh hai bên là điểm chống của cốp pha vỏ.
c) Hệ thống thanh chống gồm:
Cột chống vuông bằng gỗ, khung sườn gỗ lắp ghép lại.
Khoảng cách các cột chống, kích thước tiết diện khung sườn gỗ…, căn cứ vào tình hình cụ thể tiến hành thiết kế, tính toán mà xác định.

3. Ghép cốp pha
a)   Trước lúc thi công cần có bản vẽ thiết kế ghép cốp pha. Trước hết vẽ lên mặt sàn đường trục dầm sườn dày, sau đó dựng các cột thép đứng.
b)  Đáy nền của cột chống thép phải bằng phẳng, lắp dựng phải kín khít, cột đứng đáy nền phải thẳng góc. Khi lắp cột cao quá 3,5m, thì cứ mỗi khoảng độ cao 2m phải dùng miếng ốp góc vuông và ống thép giằng chặt với cột chống.
c)   Sau khi điều chỉnh độ cao cột đứng chính xác, mới lắp ráp khung sườn thép. Khi lắp ráp khung sườn thép. Khi lắp ráp khung sườn thép cần phải kẻ các đường song song trước, khoảng cách cần phải chuẩn xác, bảo đảm cho dầm thẳng và thẳng đứng. Sau đó lắp sắt góc làm thanh chống, dùng đinh chốt xiết chặt.
d) Nguyên tắc lát đặt vỏ cốp pha là: từ giữa lát ra hai bên cột. Nhất thiết không được lát từ đầu này đến đầu kia để tránh hiện tượng các sườn không khớp nhau. Ở chỗ khống thể dùng vỏ cốp pha, có thể dùng cốp pha gỗ khảm bổ sung.
Lát vỏ cốp pha xong, không thể tránh khỏi khe hở, nhất là sàn nhà sườn dày cùng hướng thì khe hở lại càng lớn, vì vậy cần dùng giấy dầu hoặc vật liệu khác để bịt lại, tránh lọt vữa.
e)  Chất bôi để tháo vỏ cốp pha phải dùng loại chất tháo cốp pha hoa tan trong nước, nhất thiết tránh dùng loại có dầu, hoặc loại thường dùng cho cốp pha thường để tránh phản ứng hóa học với vỏ cốp pha chất dẻo. Chất bôi để dễ tháo vỏ cốp pha này là loại KD-B.
f)  Tiêu chuẩn chất lượng:
–  Tiêu chuẩn kích thước bề ngoài vỏ cốp pha, sai lệch cho phép 0 – 2mm.
–  Yêu cầu bằng phẳng nhẵn về bề mặt ngoài vỏ cốp pha, sai lệch cho phép về độ bằng phẳng là 2mm.

–  Sai lệch cho phép về biến dạng thẳng đứng của vỏ cốp pha là ± 4mm, sai lệch cho phép về biến dạng mặt bên là ± 2mm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

  • Phạm Thị Tuyết
    Tư vấn viên - 0936.215.233
  • Trần Văn Duy
    Tư vấn viên - 0984.049.834
  • Nguyễn Thành Tú
    Tư vấn viên - 0937.073.615
HOTLINE: Zalo: 0982.588.533 -