Ván khuôn sàn ít khi có cấu tạo độc lập mà thường liên kết với ván
khuôn dầm hoặc ván khuôn tường. Nhưng ván khuôn sàn cũng có những đặc thù riêng
về cấu tạo cũng như trong phương pháp thi công.
1.
Cấu tạo ván khuôn sàn
Khi tựa
lên ván khuôn dầm, ván khuôn sàn gồm những tấm khuôn gỗ lát kín trên dầm đỡ,
các thanh dầm đỡ lại gác lên nẹp đỡ dầm, các thanh dầm đỡ lại gác lên nẹp đỡ
dầm. Dầm đỡ bằng gỗ thanh hay ván khuôn xẻ dày, cạnh lớn đặt thẳng góc với mặt
sàn.
Ván khuôn sàn bằng gỗ
Các thanh giằng chéo dóng vào cột để chống lực xô ngang
Các thanh giằng chéo dóng vào cột để chống lực xô ngang
Dầm đỡ
sàn được cố định tại vị trí nhờ liên kết với ván diềm. Ván điểm đặt theo chu vi
của sàn, làm ngăn cách tấm khuôn thành dầm với tấm khuôn sàn, nhằm tháo ván
khuôn được dễ dàng.
Ván khuôn dầm sàn bằng
gỗ
Các số ghi trên hình để đối chiếu các bộ phận tương ứng
Các số ghi trên hình để đối chiếu các bộ phận tương ứng
Đầu dầm
đỡ đặt cách mép ngoài của thành ván khuôn dầm từ 15-20mm, để khi tháo ván khuôn
không bị găng do áp lực ngang của betong nới đổ gây nên. Không được đóng đinh
liên kết giữa dầm đỡ sàn và nẹp đỡ dầm để tránh khó khăn khi tháo ván khuôn
Không
được đóng đinh khi lắp và tháo ván khuôn sàn, có thể áp dụng khuôn cải tiến
hình góc vuông thay cho nẹp đỡ dầm và nẹp giữ chân. Khuôn cải tiến hình góc
vuông đặt lên thanh ngang ở đầu cột chống chữ T và áp sát vào thành ván khuôn
dầm để đỡ ván khuôn sàn. Cố định khuôn cải tiến hình góc vuông bằng các thanh
chống ngang.
Khoảng cách giữa đầu dầm
đỡ ván khuôn sàn và ván thành dầm
Khi ván
khuôn sàn đặt lên ván khuôn tường, nẹp đỡ dầm phải liên kết với sườn của ván
khuôn tường, hoặc thay bằng một dầm gỗ tựa lên hàng cột đặt song song sát mép
tường để đỡ ván khuôn sàn (áp dụng khi ván khuôn tường cần tháo trước ván khuôn
sàn).
Phối cảnh một góc ván
khuôn cột, dầm, sàn toàn khối
2.
Cấu tạo ván khuôn dầm kết hợp sàn
Hệ ván
khuôn dầm sàn dùng để đổ betong các công trình thi công betong toàn khối, bao
gồm dầm chính, dầm phụ và sàn. Cấu tạo của hệ thống này phức tạp, gồm nhiều bộ
phận và chi tiết liên kết với nhau thành một hệ.
– Cấu tạo
ván khuôn dầm gồm 3 mảng gỗ ván (hoặc kim loại) liên kết với nhau; chiều dày
của các tấm ván thành thường là 2.5cm; ván đáy dày hơn, thường 3cm. Mặt bên của
các tấm thành được trừa sẵn các cửa để đón các dầm phụ.
Đối với
các dầm có kích thước lớn hơn 60cm, ngoài cấu tạo các bộ phận như trên còn dùng
các thanh thép giằng trong chống phình ván.
– Cấu tạo
ván khuôn sàn được tổ hợp bởi các thanh gỗ riêng lẻ liên kết lại với nhau tạo
thành một mảng lớn, kích thước của chúng bằng diện tích một phòng; độ lớn của
phòng ta hay nhỏ do thiết kế và yêu cầu sử dụng. Các mảng ván này được đặt trên
hệ xà gồ bằng gỗ hoặc bằng kim loại.
Dưới xà
gồ được chống đỡ bằng hệ thống cột chống. Khoảng cách giữa các xà gồ và cột
chống được xác định qua tính toán để đảm bảo độ võng cho thép của sàn. Hệ cột
chống này có thể bằng gỗ hoặc bằng kim loại. Khi thiết kế cột chống để đảm bảo
cho thi công dễ dàng, thuận lợi, hệ cột chống cần phải thay đổi được chiều cao.
Đối với hệ cột chống bằng gỗ ngoài thanh của cột thay đổi được chiều cao, chân
cột được đặt trên nêm gỗ. Chân cột chống thép thường được kê bằng kích hay kít
vít.
Toàn bộ
hệ ván khuôn, cột chống dầm sàn cần được giữ ổn định trong suốt quá trình thi
công. Nó phải chịu được mọi loại tải trọng. Đối với lực xô ngang gây ra bởi
gió, chất tải không đều, hoặc bị chấn động, người ta bố trí thêm hệ giằng theo
cả hai phương.
– Nếu
chiều cao của hệ dầm sàn lớn hơn 6m, để đề phòng cong, vồng của hệ cột chống
thì nên dùng hệ giằng nhiều lớp để giữ ổn định.
Khi thi
công nhà khung betong cốt thép các nhà công nghiệp loại lớn, cốt thép dùng
trong betong không phải dạng tròn mà là thép hình. Khi này để đỡ cột chống ta
nên dùng ván khuôn treo.
HOTLINE: 0982.588.533 (Mr. Hân)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét