Giải pháp toàn diện về cốp pha cho công trình của bạn
Giá sản xuất cực rẻ với chất lượng đảm bảo
Cung cấp hầu hết các loại cốp pha trên thị trường, chúng tôi sẽ tư vấn giải pháp tốt nhất về cốp pha cho bạn

GIA CÔNG VÀ KẾT CẤU CỐP PHA

1. Cốp pha phải đảm bảo độ ổn định, độ cứng, độ bền; hình dạng, kích thước theo đúng bản vẽ thiết kế, kín và bằng phẳng, lắp nhanh, tháo dễ, không làm hư hại cốp pha và không tác động đến betong; không gây khó khăn khi lắp cốt thép, khi đổ và đầm betong. Ngoài ra cần phải đảm bảo sử dụng nhiều lần.

2. Gia công cốp pha nên tiến hành theo dây chuyền và chuyên môn hóa. Trước khi chế tạo phải có kế hoạch dùng gỗ một cách hợp lý. Gỗ lớn dùng vào việc lớn, gỗ nhỏ dùng vào việc nhỏ, sao cho lượng gỗ hao tổn ít nhất, không cưa xẻ bừa bãi.

3. Tùy theo từng bộ phận vị trí công trình, kết cấu cốp pha phải đảm bảo được các quy định dưới đây:
– Kết cấu cốp pha ở những bộ thẳng đứng (như các mặt bên của dầm, tường, cột) và ở tấm sàn phải đảm bảo tháo ra được mà không bị phụ thuộc vào việc tháo các cốp pha còn lưu lại để chống đỡ (như cốp pha đáy dầm)
– Cốp pha của những kết cấu mỏng, khi đổ betong có dùng đầm chấn động, phải có vỏ ngoài vững chắc, chịu được sự rung động do dầm gây nên.



4. Mặt cốp pha phải tạo được bề mặt betong theo thiết kế yêu cầu . Với cốp pha sử dụng luân lưu, mặt cốp pha tiếp giáp với mặt betong phải được bào nhẵn và bôi chất chống dính. Cạnh cốp pha phải nhẵn và phẳng, bảo đảm ghép kín khít, nước xi măng không thể chảy ra ngoài khi đổ và đầm betong.

5. Cốp pha nên ghép thành tấm khuôn (dùng để luân lưu). Nếu lắp dựng cốp pha bằng thủ công, chiều dài mỗi tấm khuôn nên tối thiểu là 3m và tăng lên theo bội số 0.5m. Còn chiều rộng tấm khuôn, đối với công trình betong khối lớn, nên lấy là 1m; đối với công trình nhỏ, chiều rộng này được quyết định theo kích thước thực tế của công trình. Mỗi tấm cốp pha, trọng lượng không nên quá 70 kg.

6. Mức độ giảm kích thước mặt cắt ngang của cốp pha, so với kích thước thiết kế thi công, không được vượt quá:
– Đối với bộ phận chịu uốn : 5% chiều rộng của mặt cắt ngang (không cho phép giảm chiều cao);
– Đối với bộ phận chịu nén và chịu kéo: 5% diện tích mặt cắt ngang.
Chú ý: Chiều cao của bộ phận chịu uốn là lấy theo hướng uốn cong

7. Trường hợp dùng cốp pha kim loại, cốp pha betong cốt thép, các kiểu cốp pha trượt, phải có cơ sở tính toán kinh tế-kỹ thuật bảo đảm được cấp trên trực tiếp chỉ đạo thi công đồng ý.

8. Khi gia công cốp pha bằng kim loại, cần phải tuân theo những quy định dưới đây:
– Cốp pha bằng thép và những bộ phận khác của nó cần phải làm từ những vật liệu dễ uốn, nắn, gò phẳng cẩn thận;
– Liên kết các bộ phận của cốp pha kim loại cần phải đảm bảo hình dạng và kích thước hình học của nó.

9. Cốp pha dùng lại, trước mỗi khi dùng phải cọ sạch betong cũ, dầu bám…; mặt và cạnh cốp pha phải được sửa chữa lại cho phẳng nhẵn.

10. Cốp pha khi đã gia công cần phải được phân loại, đánh dấu và bảo quản cẩn thận để tránh nứt nẻ, cong vênh, mối, mọt…
Kho và nơi xếp cốp pha phải cao ráo và thoáng. Xếp cốp pha cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm. Các tấm ván phải xếp cách nhau bằng những thanh gỗ đặt ở giữa và hai đầu; tùy theo chiều dài của ván mà các thanh gỗ kê đặt gần hay xa nhau. Ván phải được xếp theo thứ tự, theo bộ phận công trình, theo thời gian sử dụng để tiện đem ra dùng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

  • Phạm Thị Tuyết
    Tư vấn viên - 0936.215.233
  • Trần Văn Duy
    Tư vấn viên - 0984.049.834
  • Nguyễn Thành Tú
    Tư vấn viên - 0937.073.615
HOTLINE: Zalo: 0982.588.533 -