Cốp pha (ván khuôn) là khuôn mẫu tạm thời bằng gỗ, kim loại, hoặc các vật liệu khác được gia công nhằm tạo hình thù các kết cấu bê tông hoặc bê tông cốt thép. Sau khi bê tông đông cứng chúng được đem đi sử dụng vào công trình khác. Cốp pha là một công cụ thi công rất cần thiết và quan trọng cho việc đúc bê tông tại hiện trường cũng như trong nhà máy. vì vậy khi chế tạo, sử dụng cốp pha cần đáp ứng được những yêu cầu nhất định.
Cốp pha có hai chức năng chủ yếu:
- Chống lực đẩy của bê tông ướt và đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế của cấu kiện bê tông;
- Quyết định chất lượng bề mặt bê tông.
Cốp pha được định vị theo vị trí thiết kế nhờ giàn giáo, hoặc các phương tiện chống đỡ khác
Đa số cốp pha làm bằng gỗ hoặc bằng kim loại, được sản xuất trong nhà máy, công xưởng hoặc tại hiện trường lắp ráp. Dù tạo ở đâu, cốp pha cũng phải đáp ứng các yêu cầu chủ yếu sau:
- Phải chế tạo đúng theo kích thước của các bộ phận kết cấu công trình;
- Phải bền, cứng, ổn định, không cong, không vênh;
- Phải gọn, nhẹ, tiện dụng và dễ tháo lắp;
- Phải sử dụng được nhiều lần. Đối với cốp pha gỗ phải dùng được 3-7 lần; cốp pha bằng kim loại phải dùng được từ 50-200 lần. Để sử dụng được nhiều lần, sau khi dùng xong phải được cạo tẩy sạch sẽ; và bôi dầu mỡ với các cốp pha bằng kim loại, cất vào những nơi khô ráo.
Cốp pha là công trình tạm, hầu hết chỉ phục vụ cho việc đổ bê tông mà không giữ lại ở công trình. trong khuôn hỗn hợp vữa bê tông đông cứng dần. Sau khi bê tông đạt đến cường độ cho phép, cốp pha được tháo ra. Có những trường hợp cốp pha không được tháo ra mà để ở lại kết cấu (gọi là cốp pha lưu hay cốp pha chết).
Cốp pha ảnh hưởng nhiều đến thời gian thi công, đến chi phí và chất lượng công trình. Nhiều nhà thiết kế chỉ quan tâm đến việc lựa chọn kết cấu công trình sao cho chi phí về vật liệu bê tông và sắt thép hạ nhất, mà không chú trọng đến yếu tố cốp pha và biện pháp đúc bê tông công trình. Trong một số bộ phận công trình, kinh phí cho công tác cốp pha còn cao hơn kinh phí cho vật tư bê tông và sắt thép của bộ phận công trình đó.
Cốp pha tuy chỉ là một kết cấu tạo hình và chống đỡ tạm thời, nhưng người thiết kế vẫn phải có trách nhiệm tạo dựng hệ kết cấu tạm thời đó, phải đảm bảo vững chắc, ổn định và an toàn. Đã có những trường hợp cốp pha bị bung, bể trong lúc đúc bê tông hoặc cơn lốc làm bay cả hệ thống cốp pha. Mọi sự cố về cốp pha dù nhỏ cũng làm trì hoãn thi công, làm tăng giá thành công trình và gây hại cho người.
Thành phần cốp pha bao gồm:
- Ván mặt là phần tiếp xúc trực tiếp với bê tông, quyết định hình dạng, kích thước và chất lượng bề mặt kết cấu;
- Sườn cứng liên kết với ván mặt tăng độ cứng cho cốp pha;
- Các phụ kiện cốp pha liên kết dùng để liên kết các tấm cốp pha với nhau trong cùng một mặt phẳng hoặc ở những mặt phẳng khác nhau, liên kết cốp pha với hệ chống đỡ.
- Cốp pha nhựa
- Cốp pha nhôm
- Cốp pha tre
- Cốp pha gỗ
-
Cốp pha thép
- Cốp pha thép định hình
- Cốp pha thép cột vuông
- Cốp pha thép cột tròn
- Cốp pha dầm
- Cốp pha sàn
- Cốp pha cống hộp
- Cốp pha cống tròn
- Cốp pha mương thủy lợi
- Cốp pha trụ cầu
- Cốp pha thủy công
- Cốp pha bó vỉa
- Cốp pha tường
- Cốp pha vách
- Giàn giáo xây dựng
- Giáo chống tổ hợp
- Giáo hoàn thiện
- Giàn giáo nêm
- Sàn thao tác - mâm giàn giáo
- Cây chống tăng
- Cây chống xiên
- Cây chống siêu trọng
- Phụ kiện cốp pha
1 nhận xét:
Bài viết khá đầy đủ thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn vì bài viết!
Đăng nhận xét