Vật liệu làm cốp pha có thể là:
– Gỗ tròn , gỗ xẻ: khi làm cốp
pha luân lưu, cũng như cốp pha cố định (không luân lưu)
– Tôn, thép cán, thép hình gập
nguội: khi làm cốp pha công cụ
– Gỗ dán, để lát mặt cốp pha có
khung sườn bằng gỗ hoặc thép, khi làm cốp pha có bề mặt cong;
– Gỗ thép kết hợp (khi làm cốp
pha định hình, gỗ, thép) nhằm tăng tuổi thọ của các thành phần bằng gỗ;
– Lưới thép, khi đổ betong ”
không có cốp pha”, nhưng phải phù hợp với chỉ dẫn trong thiết kế công trình;
Tấm vỏ mỏng ximang lưới thép hoặc
tấm bằng betong, betong cốt thép;
1. Vật liệu gỗ dùng làm cốp pha
a) Gỗ dùng làm cốp pha, phải phù
hợp với TCVN. Quy định về gỗ dùng làm cốp pha, như sau (theo phân loại nhóm gỗ
Việt Nam):
– Để làm cốp pha , chỉ dùng gỗ
nhóm VII, VIII;
– Ván lát trên giàn giáo để công
nhân đứng làm việc, được dùng gỗ nhóm VI và nhóm VII;
– Với những kết cấu đặc biệt,
muốn dùng gỗ nhóm khác để có tính năng cần thiết (như tính dẻo, dễ uốn), phải
được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
b) Cốp pha đối với các kết cấu phải
ghép kỹ (cốp pha định hình); cốp pha cho các bề mặt betong không phải gia công
và để lộ ra ngoài, cốp pha làm bằng ván đóng đinh (dùng để chống đỡ các kết cấu
chịu lực,…), tất cả phải có độ ẩm không vượt quá 25%
c) Gỗ dùng làm cốp pha phải tốt.
Những cây gỗ nào cong nhiều, có thể ảnh hưởng đến an toàn thi công và chất
lượng của công trình thì không được dùng.
d) Đối với các bộ phận của cốp pha gỗ, cho phép dùng loại gỗ xẻ, bào sơ qua bề mặt. Bề rộng của ván làm khuôn
không nên vượt quá 20cm; bề dày của ván chọn theo tính toán, nhưng ít nhất của
phải bằng 2cm.
Với gỗ nhập từ nước ngoài cũng phải sử dụng phù hợp với quy định của những nước có gỗ đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét