Cốp pha vĩnh cửu tấm thép hình cán
Tấm thép hình cán là loại tấm
thép mỏng dày khoảng 1mm được cán thành hình lòng máng, hình chống, hình chêm,
đã được qua xử lý phòng gỉ. Cũng giống như tấm mỏng ứng suất trước tấm thép
hình cán được sử dụng làm cốp pha vĩnh cửu. Khi thi công nó chịu tải trọng thi
công và trọng lượng betong; khi đổ betong xong cùng kết hợp với betong cốt thép
hình thành một kết cấu chỉnh thể. Vì thế nó có đặc điểm giống với tấm mỏng ứng
suất trước thì lượng sắt thép phải dùng nhiều hơn 20%, nhưng giảm thiểu được
lượng ximăng.
![]() |
Tấm thép hình cán |
Điều chỉnh bề dày và hình dạng
mặt cắt của tấm thép hình cán tức có thể thích ứng yêu cầu về nhịp của kết cấu.
Ở nước ngoài tấm thép hình cán
được sử dụng nhiều, đã sử dụng tấm thép hình cán dày 0.8mm, tấm thép mỏng A3
được cán thành hình rãnh ngói. Sau khi hình thành, rộng là 670mm, cao là 430mm,
trị số độ võng thiết kế không được lớn hơn 1/200 nhịp tấm, khi tải trọng đạt
đến 36kN, độ võng, tối đa không được vượt quá quy định của thiết kế.
![]() |
Sàn nhà kết hợp thép hình cán |
Công nghệ thi công chủ yếu như
sau:
– Trước lúc lát tấm thép hình cán,
cần chú ý lau sạch hết vết dầu mỡ, mặt khác phải sơn chống gỉ;
– Khi lát tấm thép cán, nếu có
chỗ ghép, thì chiều dài ghép không được nhỏ hơn 100mm. Trước tiên có thể hàn
điểm hai đầu, sau đó đục các lỗ Q8 đầy đủ bằng hàng để cố định. Phương pháp cố
định này so với cách dùng đinh vít, đinh tán thì tốt hơn.
– Khi tấm thép hình cán đặt trên
dầm, cần đặt thêm thanh chống ở hai đầu để đề phòng tấm thép bị trượt.
Giữa dầm và tấm thép hình cán,
tại các khe rãnh ngói cần bố trí tấm chắn đầu và hàn điểm đính lại vững chắc đề
phòng khi đổ betong lớp kết hợp bị rò vữa betong.
– Tấm thép hình cán cần phải có
độ cứng đầy đủ, muốn cho độ võng hạn chế trong phạm vi yêu cầu thiết kế, thì
trước lúc đổ betong phải tiến hành thí nghiệm nén mẫu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét