Giải pháp toàn diện về cốp pha cho công trình của bạn
Giá sản xuất cực rẻ với chất lượng đảm bảo
Cung cấp hầu hết các loại cốp pha trên thị trường, chúng tôi sẽ tư vấn giải pháp tốt nhất về cốp pha cho bạn

PHỤ KIỆN LIÊN KẾT CỐP PHA

Các phụ kiện liên kết cốp pha và các chi tiết lắp ráp 
Các phụ kiện dùng để liên kết các tấm cốp pha với nhau, các tấm cốp pha với gông sườn, tạo thành một hệ thống đồng bộ cũng chịu lực, nhằm sử dụng sức bền vật liệu một cách hợp lí thông qua quá trình tính toán từ trước. 
Các phụ kiện liên kết gồm: Chốt thẳng, chốt có móc, kẹp chữ U, khóa kẹp, móc căng v.v... 
Để cố định khoảng cách giữa hai thành cốp pha đối diện, có các thanh cũ cố định chiều dày. Đồng thời, chúng vừa là thanh giằng cùng với hệ gông, sườn làm cho cốp pha trở thành một khối liên kết vững chắc, thay thế và tiết kiệm được nhiều cột chống từ bên ngoài thành cốp pha, góp phần quan trọng vào việc chống biến hình cốp pha. 
Các phụ kiện liên kết cần để chế tạo cũng như để sử dụng. Các phụ kiện phải có số loại tối thiểu và cấu tạo sao cho tránh phải tháo rời, đỡ thất lạc. 

a) Mối liên kết các tấm cốp pha đặt cạnh nhau Các tấm cốp pha định hình, khi ghép với nhau, cần đảm bảo cho mặt tiếp xúc của hai sườn tấm cốp pha kín khít, không cho vữa xi măng chảy ra. Để gả lắp các tấm cốp pha với nhau được dễ dàng, cần có các chi tiết liên kết hoàn chính. Các mối liên kết chịu một phần áp lực đẩy ngang của bê tông mới để (chịu lực chính là gông và sườn). Ngoài ra, cũng có kiểu cốp pha trong đó các mối liên kết giữa các sườn tấm cốp pha phải hoàn toàn chịu được áp lực ngang của bê tông. Những yêu cầu đối với các chi tiết liên kết:

- Dễ chế tạo
- Lắp, thảo dễ dàng.
- Ít hư hỏng, mất mát phụ liệu;
- Giá thành hạ.

b) Các chi tiết để cố định hai thành cốp pha đối diện:
Cố định hai thành cốp pha đối diện bằng các liên kết giằng (như ở cốp pha tường, dầm, móng v.v…), nhằm mục đích giữ được chính xác khoảng cách giữa hai thành cốp pha. Đồng thời, các liên kết giằng chịu được áp lực ngang của bêtông khi đổ và đầm. Mặt khác biện pháp cố định này nhằm thay thế bớt cột chống từ phía ngoài lên thành cốp pha.
Các loại thanh giằng dẹt
–  Cố định bằng bulông có đai ốc xiết chặt ở hai đầu: bulông luồn qua thanh cữ bằng ống nhựa hoặc ống bê tông. Thanh cữ nằm lại trong bê tông
–  Đối với tường có chiều dày cố định: việc cố định thanh giằng còn được thực hiện bằng tấm hãm.
–  Cố định bằng thanh giằng có đoạn nối:
Thanh giằng có đoạn nối có chức năng giằng và cố định khoảng cách hai thành cốp pha. Thanh giằng gồm ba đoạn (hai đoạn đầu nằm ngoài cốp pha, đoạn ở giữa nằm trong cốp pha và để lại trong bêtông).
Trong trường hợp khối đổ bê tông có kích thước lớn, thanh giằng có đoạn nối gia công sẵn không đủ chiều dài (không thích hợp với chiều dày khối đổ), thì lúc đó thanh giằng được nối dài. Khi thanh giằng có chiều dài lớn, nó sẽ bị võng do trọng lượng bản thân hoặc do bê tông trút vào khối đổ. Để tránh hiện tượng này, thành giằng cần liên kết vào cốt thép chịu lực của công trình, hoặc khi không có cốt thép thì phải làm giá đỡ.
Chú ý: Cần phải chống võng cho thanh giằng trước rồi mới vặn đai ốc căng thanh giằng.
–  Cố định bằng thanh giằng và khóa kẹp:
Việc cố định hai thành đối diện của cốp pha bằng bulông và đai ốc vặn ở hai đầu có nhược điểm là tốn nhiều bulông. Khi tháo đai ốc khỏi đầu bulông gặp khó khăn, do vữa xi măng bám dính. Để khắc phụ nhược điểm trên, người ta thay thế bằng thanh giằng và khóa kẹp.

c) Cấu tạo và liên kết:
Giữa hai thành cốp pha đặt những ống nhựa làm cữ (bằng chiều dày của tường). Dùng thanh giằng bằng thép luồn qua ống nhựa. Giữ chặt thanh giằng, ở hai đầu, bằng khoa kẹp. Để thanh giằng xiết chặt lên sườn của hai thành cốp pha, trước khi lắp khóa kẹp thứ hai, dùng một dụng cụ đặc biệt là vam căng để kéo căng thanh giằng.
Kiểu liên kết này có ưu điểm tận dụng được thép vụn, tháo thanh giằng nhanh chóng dễ dàng.
Khóa kẹp được thực hiện theo nhiều dạng khác nhau:
–  Miếng kẹp bằng thép cường độ cao, cấu tạo đơn giản. Khi dùng miếng kẹp, cho thanh giằng xuyên qua lỗ tròn to ở đầu rãnh, dùng búa đánh vào miếng kẹp để rãnh hình côn kẹp chặt lấy thanh giằng (vì rãnh hình côn nhỏ dần về một phía). Khi tháo, dùng búa đánh ngược lại;
–  Khóa kẹp hình nêm bằng thép cường độ cao: Khi dùng, luồn thanh giằng qua lỗ, dùng búa đánh cho nêm kẹp chặt lấy thanh giằng. Khi tháo, dùng búa đánh ngược lại cho nêm tụt ra;
–  Khóa kẹp lò xo.

Vam căng thanh giằng cấu tạo đơn giản và chế tạo bằng thép.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

  • Phạm Thị Tuyết
    Tư vấn viên - 0936.215.233
  • Trần Văn Duy
    Tư vấn viên - 0984.049.834
  • Nguyễn Thành Tú
    Tư vấn viên - 0937.073.615
HOTLINE: Zalo: 0982.588.533 -