Hệ
thống nâng trượt của cốp pha trượt
Hệ thống nâng thông thường hiện
nay là kích thủy lực. Nhờ áp lực dầu, kích, nâng đưa toàn bộ kết cấu cốp pha và
sàn nâng trượt lên dọc theo các thanh trụ. Hệ thống nâng gồm 3 bộ phận:
– Khung kích: được chế tạo bằng gỗ
hay kim loại. Khung kích giữ cho các tấm cốp pha ép sát vào kết cấu và không bị
biến dạng khi có lực xô ngang. Khung kích có dạng chữ, khi được nâng lên nó kéo
theo các mảng cốp pha trượt. Khoảng cách giữa các khung kích được xác định theo
tính toán, nhưng thường là khoảng 1.5-2.0m. Hệ khung kích tiếp nhận toàn bộ tải
trọng của cốp pha, kích, sàn nâng, các tải trọng của vữa betong và các tải
trọng trong quá trình thi công.
– Thanh trụ kích (ty kích): làm
nhiệm vụ tỳ kích và tiếp nhận toàn bộ tải trọng tác động từ khung kích và
truyền lực xuống kết cấu betong. Ty kích làm bằng thép, kích thước thường là
Ø25÷50mm có thể dài đến 6m, một đầu được chôn ngầm chặt trong betong, đầu kia
xuyên qua lỗ tỳ kích. Ty kích có thể nằm lại hoặc rút ra khỏi kết cấu sau khi thi
công.
![]() |
Hệ thống nâng trượt
1. Betong kết cấu công trình; 2. Ty kích; 3. Khung kích; 4. Kích; 5. Sàn thao tác trong; 6 Sàn thao tác ngoài.
|
– Kích: kích có nhiệm vụ đưa toàn
bộ cốp pha và sàn nâng trượt lên dọc theo các ty kích. Khi thi công trượt, sử
dụng kích có công suất lớn (thông thường từ 10 tấn trở lên). Các loại kích này
cho phép tăng khoảng cách bố trí khung kích tạo sự thuận lợi cho thi công xây
dựng, dễ dàng đổ betong, lắp cốt thép, tạo điều kiện tăng năng suất lao động và
hạ giá thành công trình. Hiện nay có rất nhiều loại kích như: kích thủy lực,
kích cơ điện, kích bàn ren, kích kẹp, kích khí nén…
-Kích thủy lực (chủ yếu là kích
dầu) là loại kích nhỏ nhưng công suất lại lớn, sử dụng đơn giản và tiện lợi nên
được sử dụng phổ biến. Nguyên lí của kích thủy lực là chất lỏng không nén được.
Kích thủy lực tạo ra thiết bị động lực tiếp xúc tốt, sử dụng dễ dàng, có thể
đảo chiều chuyển động, ngăn ngừa sự quá tải, dễ bố trí mạng cung cấp dầu và
thuận lợi trong việc tự động hóa.
-Kích cơ điện: Nguồn cung cấp đơn
giản (bằng điện), chuyển năng lượng và các xung lực trong quá trình vận hành
rất nhanh. Do dẫn truyền bằng điện nên đòi hỏi phải có motơ và hộp giảm tốc nên
trọng lượng và kích thước lớn.
-Các loại kích kẹp, bàn ren, vít
thường truyền dẫn riêng rẽ hoặc theo từng nhóm nhỏ, nên có thể nâng hạ không
hoàn toàn thống nhất cho tất cả các kích trong toàn bộ hệ thống, để khắc phục
vấn đề này phải trang bị thêm hệ thống theo dõi, tự điều chỉnh mức thăng bằng
cho hệ thống kích.
Kích khí nén: là loại kích có hệ
thống truyền dẫn bằng khí nén không phụ thuộc vào nhiệt độ không khí môi trường
và không gây xung lực làm ảnh hưởng đến thiết bị máy móc. Nhưng kích loại này
có kết cấu phức tạp, chỗ nối phải thật kín khít và khó bảo dưỡng, bôi trơn
thiết bị nên áp dụng không được rộng rãi.
Toàn bộ hệ thống cốp pha trượt
lên liên trượt lên liên tục trong quá trình thi công nhờ hệ thống kích thủy
lực. Sức nâng của một kích thủy lực từ 3-5 tấn. Những kích thủy lực này bám lấy
các thanh trụ trong betong. Các kích nối với nhau thành những chuỗi và được
điều khiển qua trạm vận hành của máy bơm trung tâm.
Máy bơm trung tâm có thể vận hành
được 80-100 kích. Trong thi công để đảm bảo an toàn tuyệt đối người ta chỉ dùng
30-40 kích.
Ngoài phương pháp trên, còn có
phương pháp thi công cốp pha trượt không dùng ty kích. Nguyên lí của phương
pháp này là sử dụng các cơ cấu tạo nên lực đạp ma sát vào chính bề mặt bê tông
đã đông kết của công trình thông qua các má guốc
Theo phương pháp thi công cốp pha
trượt không dùng ty kích yêu cầu các khung phải liên kết cứng với nhau và phải
có một khoảng cách nhất định so với mép tường để đảm bảo hoạt động dễ dàng của
cơ cấu nâng này, đồng thời không gây nên hư hỏng và biến dạng do má guốc tỳ lên
bề mặt betong vừa đông kết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét