Cốp pha trang trí bằng gỗ
Cốp pha gỗ, sau khi tháo, để lại
những dấu vết của thớ hoặc vân gỗ trên bề mặt. Đó là những đặc điểm cần tận
dụng để tạo hình. Betong trang trí có thể đổ toàn khối hoặc đúc sẵn. Có thể căn
cứ vào cấu tạo của bề mặt cốp pha để tạo nên những họa tiết trang trí bề mặt
betong. Vì thế, khi thiết kế cốp pha cần nghiên cứu bố trí các tấm khuôn sao
cho hình dáng bên ngoài và sự phân bố khe tiếp giáp của tấm khuôn tạo được
những họa tiết vui mắt, hài hòa, in trên mặt betong, đồng thời mầu sắc của
betong phải thể hiện được thẩm mỹ kiến trúc.
Với mục đích này, các khe nối
được quy định: với cột hoặc trụ cầu thẳng đứng; còn dầm, lanh tô, khối lớn nằm
ngang; đối với những thành phần kiến nằm nghiêng thì các khe nối theo nguyên
tắc song song với mái đầu hay đế móng.
Khe nối giữa các tấm cốp pha không
được để lại dấu vết khó coi. Dấu vết của khe nối để lại những đường chỉ đậm,
ngoài ra còn có thể tạo nên hình các khe lõm trên bề mặt betong. Dấu vết để lại
trên bề mặt betong có thể tạo nên do ván bào hay ván không bào. Về màu sắc, ván
bào để lại màu nhạt hơn so với ván không bào.
Các vết lõm trên cốp pha còn có
thể tạo nên bằng cách dùng cưa có lưỡi uốn cong để tạo nên các hình dích dắc,
hoặc gắn các hình lồi lõm trên mặt cốp pha. Gỗ còn để lại những dấu vết đặc
biệt trên bề mặt betong nhờ các vòng tuổi, những chỗ có mắt hoặc những chỗ
không đồng đều của thớ gỗ. Xếp các tấm khuôn có thớ gỗ theo các chiều khác nhau
cũng tạo nên các đường nét khác nhau trên bề mặt betong.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét