Cốp pha leo là một dạng cốp pha được nâng chuyển lên cao theo chu kì (nên gọi là leo) và thường được cấu tạo từ cốp pha tấm lớn. Toàn bộ cốp pha hay một đoạn cốp pha được nâng lên cao theo từng chu kì. Cốp pha leo có hai hình thức rất giống cốp pha trượt nhưng sử dụng kích nâng. Ngoài ra, nó còn được nâng bằng cáp tự kéo lên, cáp thông qua các con đợi hay trụ đỡ, theo hình thức co rút để dịch chuyển lên cao và tự quay lật lên có sự hỗ trợ của cần trục.
- Việc cố định cốp pha thường dùng các bulong chốt xuyên qua tường, bulong vít ép. Khi dịch chuyển loại cốp pha này, nói chung là phải tách và tháo rời từng bộ phận. Loại cốp pha này rất ưu việt khi thi công những công trình có chiều cao lớn, trụ cầu, xilo, ống khói, công trình có khối tích lớn như tường chắn, đập nước, tường dài và cao… Đặc điểm của loại cốp pha này là dựa, bám chính vào công trình mà đi lên hoặc sử dụng cần trục nâng.
- Việc thi công bằng cốp pha leo phụ thuộc vào tính chất và thời hạn đổ bê tông của công trình, nhiệt độ môi trường, tốc độ đổ betong, mác betong, kinh phí làm cốp pha….
Khi đổ bê tông các bức tường, bức vách nhiều khi người ta sử dụng cốp pha leo. Khi đổ bê tông được một đoạn nào đấy, betong đã đủ cường độ cho phép tháo cốp pha. Người ta di chuyển mảng cốp pha đó lên một đoạn khác.
Cốp pha tự liên kết với nhau qua các chi tiết chôn sẵn trong bê tông. Khi tháo ra đưa lên hàng trên chỉ cần lật qua khớp. Loại cốp pha này khi leo từ vị trí này qua vị trí khác bằng cần trục.
- Sử dụng cốp pha leo cho phép bỏ được toàn bộ giàn giáo chống từ mặt đất đến độ cao công trình cần thi công. Cốp pha leo cấu tạo theo dạng định hình từ tấm nhỏ (lắp, tháo bằng thủ công), hay tổ hợp lại thành tấm lớn (lắp, tháo bằng cơ giới). Điều chỉnh cốp pha hoàn toàn bằng công cụ, thợ bậc thấp cũng làm được.
Bê tông sau khi đổ, đạt được cường độ cho phép, cốp pha đợt dưới được tháo ra để lắp lên đợt trên.
Cấu tạo các mảng cốp pha leo luân chuyển rất đặc biệt, có thể là một đến ba hàng. Chiều cao của mỗi hàng từ 0.6 – 1.2m, các hàng liên kết với nhau và liên kết vào kết cấu đã chịu lực được.
a) Bộ cốp pha leo dùng hai hàng cốp pha. Các hàng này luôn liên kết vào trong khối bê tông.
b) Bộ cốp pha leo có một hàng ván. Khi bê tông đạt được cường độ thì ván được tháo ra và leo lên đoạn trên.
c) Cốp pha leo bằng khớp bản lề
Cốp pha cấu tạo theo nhiều kiểu khác nhau, những dạng thường gặp trong thực tế gồm:
– Cốp pha có chiều cao nhỏ (1.2m), lắp tháo bằng thủ công, đợt cốp pha trên nối với đợt cốp pha dưới bằng khớp; điều chỉnh phương của cốp pha bằng bulong, tạo ra một lực xoay quanh khớp.
– Cốp pha có chiều cao lớn (1.8m – 2.4m – 3m), lắp, tháo bằng cơ giới. Giữ cốp pha bằng bulong, neo vào đợt bê tông đã đổ ở dưới; điều chỉnh phương của cốp pha bằng các bulong bố trí ở gần đầu mút phía dưới sườn đứng của cốp pha (bu lông điều chỉnh coi như cái kích tỳ vào thành bê tông đã đổ ở đợt dưới)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét