Cốp pha công cụ kích thước bé phải tập hợp các tấm cốp pha có kích thước không lớn
lắm (phù hợp với khả năng ắp tháo bằng thủ công ); các tấm có kích thước khác
nhau, khi lắp ghép với nhau có thể tạo thành khuôn cho các đối tượng của kế cấu
công trình. Có các tấm chính và tấm phụ. Trong một bộ khuôn, đa số là các tấm
chính với các tấm có kích thước khác nhau, còn tấm phụ chỉ để ghép nối bổ sung
vào những chỗ bị lẻ khi lắp các tấm chính.
Từ việc modun hóa kích thước của
kết cấu betong có thể modun hóa được kích thước của tấm cốp pha, tạo điều kiện
thi công thuận lợi và hạ giá thành. Chiều dài và chiều rộng của tấm cốp pha lấy
trên cơ sở hệ modun của thiết kế công trình. Chiều dài của tấm cốp pha nên là
bội số của chiều rộng để khi cần, có thể lắp xen kẽ các tấm cốp pha theo hai
phương đứng và ngang.
Khi lựa chọn các tấm cốp pha, cần
làm sao cho các tấm phụ có số lượng tối thiểu, còn số lượng các tấm chính không
vượt quá 6-7 loại để tránh phức tạp khi chế tạo và thi công.
Trên tấm cốp pha phải bố trí hệ
thống lỗ lắp ráp dùng cho việc liên kết cốp pha.
Cần có khả năng lắp tháo cục bộ
từng tấm cốp pha, để “mở cửa” và “đóng cửa” phù hợp yêu cầu công nghệ đổ
betong.
Các tấm cốp pha cần phải có khả
năng ghép với nhau thành tấm lớn, được gia cố vững chắc bằng hệ thống gông sườn
đứng, ngang để tháo lắp bằng cơ giới.
Trong thực tế, công trình cần thi
công rất đa dạng và modun kích thước có thể khác nhau. Do vậy, cấn chế tạo bộ cốp
pha công cụ kích thước bé có tính chất đồng bộ về chủng loại để có được tính
“vạn năng” trong sử dụng
Bộ cốp pha công cụ cần có các
thanh phần như sau:
– Mặt tấm cốp pha (phần tiếp xúc
với betong) bằng thép dẹt 2-3mm, gỗ dán hoặc gỗ xẻ. Sườn tấm cốp pha bằng thép
dẹt 3-5mm hoặc thép góc.
– Trên sườn ở chu vi của tấm cốp
pha, có các lỗ để lắp móc (hoặc chốt) liên kết khi ghép các tấm cốp pha đặt
cạnh nhau. Phải bố trí khoảng các các lỗ này sao cho khi lắp các tấm cốp pha
(trong cùng một khuôn) có kích thước khác nhau, hoặc lắp ghép theo các kiểu
khác nhau, vẫn khớp được với nhau. Tùy theo cấu tạo của các phụ kiện liên kết
mà các lỗ có thể có hình tròn, bán nguyệt, chữ nhật. Trên sườn chu vi của một
số tấm cốp pha ngoài hệ lỗ để lắp phụ kiện liên kết còn bố trí xen kẽ các lỗ
nhỏ để liên kết các sườn tấm cốp pha với nẹp gỗ bằng đinh. Ở một số kiểu cốp
pha, không những ở sườn chu vi cốp pha có hệ lỗ mà ở những sườn phía trong cũng
có lỗ để lắp chốt hình chữ L tăng cứng cho tấm cốp pha khi ghép với nhau (chốt
L xuyên qua sườn) hoặc để liên kết cá tấm cốp pha với hệ gông sườn thành tấm
lớn.
Các tấm phụ gồm
– Tấm góc vuông hai mặt: để tạo
hình tại góc cột, góc tường…
– Tấm góc vuông ba mặt: Để lắp
tại điểm góc giao nhau của ba mặt phẳng (góc giao nhau của mặt phẳng cốp pha
sàn với góc của cốp pha tường)
– Tấm góc vát: Lắp tại góc vát của
đầu cốp pha cột và cốp pha sàn (hoặc cốp pha dầm)
– Tấm điều chỉnh: lắp vào những
chỗ bị thiếu của mặt cốp pha sau khi đã lắp xong các tấm cốp pha chính. Tấm
điều chỉnh có hình L.
– Tấm để xuyên thanh giằng: Trên tấm
cốp pha này có bố trí các lỗ trừa sẵn để xuyên thanh giằng.
Ở một vài kiểu cốp pha công cụ
kích thước bé, người ta không chế tạo các tấm riêng biệt để xuyên thanh giằng
mà bố trí các lỗ xuyên thanh giằng ngay trên các tấm chính, (tại các sườn
ngang, sườn dọc của tấm cốp pha, không bố trí ở mặt tấm cốp pha vì mặt tấm cốp
pha bằng thép mỏng dễ bị hỏng hoặc khi lắp ghép cốp pha có thể khoan lỗ tại vị
trí xuyên thanh giằng trên mặt cốp pha (khi thi công xong, các lỗ được hàn vá
lại bằng các chi tiết chuyên dùng).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét